Xổ Số Miền Bắc Thứ Năm

Hết mời mua đất đến chứng khoánAnh Tuấn Đ& xem trực tiếp hôm nay

【xem trực tiếp hôm nay】Nỗi ám ảnh telesale và lừa đảo từ SIM rác

Hết mời mua đất đến chứng khoán

Anh Tuấn Đức,ỗiámảnhtelesalevàlừađảotừSIMráxem trực tiếp hôm nay ngụ tại P.Cát Lái, TP.Thủ Đức (TP.HCM), là trưởng phòng marketing của một doanh nghiệp đào tạo Anh ngữ. Anh cũng nghiên cứu tham gia thị trường chứng khoán để có thêm thu nhập. Nhưng kể từ khi đăng ký giao dịch chứng khoán, thông tin của anh lập tức bị "lộ", anh hết bị công ty này chào mời tham gia sàn ảo đến công ty kia mời tư vấn cổ phiếu. "Có thời điểm tôi bận việc không đầu tư chứng khoán nữa, nhưng vẫn không ngớt bị các cuộc gọi làm phiền. Mặc dù tôi đã chặn hết các số điện thoại lạ gọi đến nhưng chặn không hết, riết rồi cứ nghe đến telesale là tôi cúp máy luôn không cần trả lời", anh Tuấn Đức ngán ngẩm kể.

Nỗi ám ảnh telesale và lừa đảo từ SIM rác - Ảnh 1.

Người dùng điện thoại không chỉ bị làm phiền mà còn nỗi lo bị lừa đảo bủa vây

Chụp màn hình

Chị N.K, ngụ tại Q.7, TP.HCM, đưa cho PV xem danh sách cuộc gọi nhỡ dài sọc từ những số điện thoại lạ, bức xúc: "Hằng ngày tôi phải nhận hàng chục cuộc điện thoại lạ gọi đến, tôi sợ bị làm phiền đến mức không dám nghe những cuộc gọi này, dĩ nhiên trong số đó có cả những người liên hệ có công việc quan trọng thật sự nhưng tôi cũng đành chịu". Tương tự, ông N.T.L, chủ một doanh nghiệp ngành giày khá lớn tại TP.HCM, cũng ngán ngẩm những cuộc gọi làm phiền nên chọn cách đổi số điện thoại liên tục và cài đặt nhạc chờ là "thuê bao quý khách vừa gọi hiện không liên lạc được"; chỉ những ai quen biết, thân thuộc thì mới được ông L. gọi lại. "Trước đây đa số các cuộc gọi quảng cáo, chào mời là dịch vụ bất động sản, nhưng hiện nay xuất hiện những dịch vụ chứng khoán, nghỉ dưỡng, trúng thưởng khuyến mãi… Từ ngày cài đặt nhạc chuông "không liên lạc được", tôi mất khá nhiều mối quan hệ bạn bè, đối tác nhưng bù lại đỡ bị làm phiền", ông L. nói.

Trong khi người dùng điện thoại ngán ngẩm vì những cuộc gọi rác thì nhiều công ty quảng cáo lại liên tục tuyển dụng nhân sự. Trên nhóm "Tuyển dụng nhân sự telesale" đăng hàng loạt thông báo tuyển dụng nhân viên kinh doanh với mức lương hấp dẫn. Một đơn vị có địa chỉ tại Q.Tân Bình (TP.HCM) mời gọi: "Gia nhập vị trí nhân viên tư vấn sở hữu nhiều đãi ngộ hấp dẫn, cơ hội thu nhập từ 8 - 15 triệu đồng, thử việc 1 tháng, được cấp thiết bị làm việc: Máy tính, tai nghe, SIM điện thoại, được tham gia miễn phí các khóa học đào tạo tại công ty...". Một thẩm mỹ viện E. cũng có trụ sở tại Q.Tân Bình đăng tuyển dụng: "Không yêu cầu kinh nghiệm, telesale thu nhập 15 - 30 triệu đồng/tháng, lương cứng 8 - 10 triệu + hoa hồng dịch vụ + thưởng nóng theo ngày tháng, hỗ trợ trang thiết bị làm việc, cung cấp các chi phí cước điện thoại, 1 tháng được off (nghỉ) 3 ngày có lương, không tăng ca, doanh số không ảnh hưởng lương cứng, môi trường làm việc sang trọng, trẻ trung và hòa đồng, công ty cung cấp thẻ xe, đồng phục…". 

Về công việc cụ thể, thẩm mỹ viện này yêu cầu nhân viên sale gọi điện thoại tư vấn các dịch vụ của "Viện" cho khách trên data có sẵn, không tìm kiếm khách hàng, data nóng, tỷ lệ chốt trên 80%...

Nỗi ám ảnh telesale và lừa đảo từ SIM rác - Ảnh 2.

Một thông báo tuyển telesale với mức lương “khủng”

Bẫy lừa khắp nơi

Không chỉ bị làm phiền bởi cuộc gọi rác, người dùng điện thoại còn đang bị các bẫy lừa bủa vây khắp nơi. Chị N.T.Q, ngụ tại Rạch Giá, Kiên Giang, kể: "Tôi làm công nhân nhưng bị thất nghiệp, trong lúc chưa biết làm gì thì có cuộc điện thoại tuyển dụng công việc thời vụ, thanh toán tiền công hằng ngày từ 250.000 - 300.000 đồng. Nhưng sau đó nó dẫn dụ tôi làm những nhiệm vụ và phải nạp thêm tiền vào. Thật sự tôi cũng định làm theo nhưng sau đó lại nghi ngờ nên tham khảo thêm ý kiến của người thân, cuối cùng nhận ra đây là cái bẫy lừa đảo".

Chị N.H.N, ngụ tại Q.5 (TP.HCM) cũng chia sẻ: "Trong lúc đang cần tiền để trang trải chi phí sinh hoạt, tôi nhận được cuộc gọi từ ngân hàng H. nói rằng tôi đủ điều kiện cho vay số tiền 30 triệu đồng. Tôi vui mừng kết bạn và làm theo hướng dẫn của "nhân viên" này, sau cùng hồ sơ vay cũng được hoàn tất, nhưng khi tôi thực hiện rút tiền theo hướng dẫn thì không được. Nhân viên là bảo là sai thông tin, vì vậy muốn chỉnh sửa thì tôi phải nộp 7 triệu đồng vào tài khoản để ngân hàng xem xét. Tôi chạy vạy hỏi mượn khắp nơi làm theo hướng dẫn, nhưng rốt cuộc vẫn không được giải ngân số tiền vay 30 triệu đồng, ngược lại còn bị mất tiền "ngu" khi hiểu ra mình là nạn nhân của chiêu trò lừa đảo".

Khi PVThanh Niênđang thực hiện bài viết này thì nhận được một cuộc gọi từ SIM rác giới thiệu là nhân viên của Thế Giới Di Động và tuyển dụng cộng tác viên để đánh giá sản phẩm. "Công việc chính của anh là tăng tương tác, bình luận các sản phẩm thiết bị điện tử của Thế Giới Di Động nhằm nâng cao "hiệu suất" sản phẩm trên thị trường trong ngành hàng điện tử. Mức lương mỗi ngày sẽ dao động khoảng 200.000 - 300.000 đồng tương ứng với số lượng công việc", "nhân viên" này cho biết. Chúng tôi đã thử làm theo hướng dẫn và được chia sẻ đường link để bắt đầu công việc.

Tuy nhiên, trao đổi với Thanh Niên, ông Đặng Thanh Phong, Giám đốc Truyền thông của Thế Giới Di Động, khẳng định: "Đây là một hình thức mạo danh để lừa đảo, doanh nghiệp chúng tôi không có công việc nào như thế cả. Ban đầu các đối tượng này sẽ gửi đường link thật cho người tham gia gửi đánh giá, sau khi thấy "nạn nhân" bị dẫn dụ rồi thì họ sẽ đưa một đường link khác để lừa đảo".

Đại diện Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh khẳng định không thực hiện gọi điện bán hàng trực tiếp, kêu gọi mua gói bảo hành, không có các chương trình tuyển cộng tác viên làm việc tại nhà, không kêu gọi khách đánh giá sản phẩm nhằm mục đích kiếm tiền, không gọi điện để tặng nhiều sản phẩm cho khách hàng chia làm nhiều lần, cũng không có những chương trình khuyến mãi gọi điện trực tiếp cho khách hàng và chào mời với ưu đãi ở mức không tưởng…

Theo một số chuyên gia an ninh mạng, lợi dụng hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thất nghiệp của nhiều người, các đối tượng lừa đảo đánh vào tâm lý cần tìm việc làm tại nhà hoặc cho vay tiêu dùng để dẫn dụ và lừa đảo. Để tránh trở thành nạn nhân của lừa đảo trực tuyến, người dân cần phải luôn đề cao cảnh giác, nhận biết các hình thức lừa đảo, trang bị thêm tri thức để tự bảo vệ mình tốt hơn trên không gian mạng. 

8 khuyến cáo của Bộ Công an giúp người dân phòng tránh lừa đảo trực tuyến

1. Cần cảnh giác khi nhận được các cuộc gọi điện thoại cố định mà người gọi tự xưng là cán bộ cơ quan nhà nước, đặc biệt là lực lượng công an để thông báo yêu cầu cung cấp qua điện thoại thông tin phục vụ điều tra.

2. Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính năng bảo mật quyền riêng tư trên các tài khoản mạng xã hội.

3. Không cung cấp thông tin cá nhân, địa chỉ, số điện thoại, tài khoản ngân hàng của cá nhân, cho bất kỳ đối tượng nào khi chưa biết rõ nhân thân và lai lịch của người đó.

4. Không nhấp vào đường link hoặc mở tệp đính kèm trong thư điện tử, tin nhắn được gửi từ địa chỉ không xác định.

5. Trường hợp nhận được tin nhắn vay, mượn tiền, chuyển tiền hoặc nhờ chuyển từ tài khoản của người thân (tin nhắn qua ứng dụng OTT), thì cần xác nhận lại thông tin.

6. Kiểm tra kỹ thông tin của website khi thực hiện các giao dịch trực tuyến, website chính thức của các tổ chức, doanh nghiệp sẽ được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền và được đánh dấu an toàn bằng hình ổ khóa bên cạnh tên miền website (giao thức "https").

7. Tuyệt đối không cho mượn, cho thuê các giấy tờ cá nhân, không nhận mở tài khoản, chuyển khoản ngân hàng, hay nhận tiền chuyển khoản của ngân hàng cho người không quen biết.

8. Trường hợp có nghi ngờ về hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì kịp thời thông báo cho Cơ quan công an gần nhất để được tiếp nhận và hướng dẫn giải quyết.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap