Tổng kinh phí triển khai 3 đập tạm dự kiến khoảng 34 tỷ đồng,ềnGiangxâyđậpthépbảovệthủphủsầuriêmiền nam thứ tư hàng tuần trong đó khoảng 6 tỷ đồng để mua cừ thép. Các đập tạm sẽ bảo vệ vùng cây ăn trái hơn 15.000 ha, trong đó trên 10.000 ha sầu riêng, chiếm 50% diện tích sầu riêng toàn tỉnh.
Theo kịch bản của ngành nông nghiệp, đập tạm sẽ được đóng khi độ mặn trên sông Hàm Luông, Bến Tre (cách sông Tiền 9 km) ở mức 1,5 đến 2 g/l. Khi đóng đập tạm, trường hợp các vùng sản xuất bên trong thiếu nước, ngành nông nghiệp cũng sẽ triển khai 3 điểm bơm chuyền tại các cống lân cận để nông dân yên tâm.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Mẫn nói dự báo mùa hạn mặn năm nay xâm nhập sớm, sâu. Vì vậy, đơn vị đã chủ động ngăn mặn, trữ nước từ sớm để hạn chế thiệt hại cho các vùng cây ăn quả.
Trước đó, tỉnh này đã triển khai 6 cống ngăn mặn dọc sông Tiền tại Châu Thành, Cai Lậy cùng cống ngăn mặn trên kênh Nguyễn Tấn Thành (Châu Thành) với tổng kinh phí hơn 1.300 tỷ đồng. Hiện, 7 cống này đều đã cơ bản hoàn thành, có thể đóng đập khi mặn xâm nhập.
Tiền Giang là một trong các tỉnh có diện tích trồng cây ăn trái lớn nhất cả nước, với hơn 80.000 ha và sản lượng hàng năm trên 1,8 triệu tấn trái cây các loại. Nơi đây cũng được mệnh danh là "thủ phủ" sầu riêng của miền Tây với tổng diện tích khoảng 20.000 ha, trong đó phân nửa tập trung tại huyện Cai Lậy.
Năm nay lũ nhỏ, mùa mưa kết thúc sớm, hiện tượng El Nino kéo dài, các chuyên gia nhận định miền Tây nguy cơ chịu hạn hán gay gắt, tương tự mùa khô năm 2015-2016.
Hoàng Nam